Ngày 29.12,giường bệt kiểu nhật thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết sau một thời gian thiếu hụt vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) thì 467.800 liều vắc xin SII từ Chính phủ Úc viện trợ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã về đến Việt Nam. TP.HCM sẽ được phân bổ 8.100 liều. Đây là vắc xin phòng một số bệnh bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17.10.2017 bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi do Hinfluenzae tuýp B (Hib) và viêm màng não mủ do Hib.
HCDC cảnh báo nguy cơ về dịch Covid-19 trong dịp cuối năm
Theo số liệu cập nhật của các quận, huyện đến sáng 28.12.2023, TP.HCM có khoảng 7.500 trẻ từ đủ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi chưa được tiêm mũi 1 vắc xin SII. Do đó, trong chiến dịch tiêm vắc xin này, thành phố sẽ ưu tiên tiêm vắc xin cho trẻ từ đủ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi đang sinh sống trên địa bàn TP.HCM chưa được tiêm mũi 1, sau đó sẽ tiếp tục tiêm vắc xin cho trẻ chưa được tiêm mũi 2 (ưu tiên tiêm vắc xin cho nhóm trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trước).
Chiến dịch tiêm sẽ được tổ chức tại tất cả các cơ sở tiêm chủng mở rộng như: trạm y tế, một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sản, nhi.
Việc tiêm chủng sẽ được tổ chức vào các ngày làm việc trong tuần (bắt đầu từ ngày 2.1.2024 đến hết ngày 6.1.2024).
Từ ngày 2.1.2024 đến ngày 4.1.2024, sẽ tiêm cho trẻ từ đủ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi đang sinh sống trên địa bàn TP.HCM chưa được tiêm mũi 1 và từ ngày 5.1.2024 đến hết ngày 6.1.2024 tiêm trả mũi 2 cho những trẻ chưa được tiêm đủ mũi vắc xin SII (ưu tiên tiêm vắc xin cho nhóm trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trước).
Vắc xin "5 trong 1" giúp phòng ngừa một số bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi do Hib và viêm màng não mủ do Hib. Vắc xin này cần tiêm 3 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày, từ khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 5 bệnh nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ nhỏ đó là ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do Hib. Đây không chỉ là 5 bệnh trẻ dễ mắc phải, đặc biệt trong những tháng đầu đời mà còn là những căn bệnh để lại hậu quả vô cùng nặng nề với tỷ lệ tử vong cao. Trẻ mắc bệnh, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ, có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về trí óc, tiếp thu kém... Tiêm vắc xin kích hoạt hệ miễn dịch tạo kháng thể đặc hiệu có thể nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh, qua đó bảo vệ trẻ trước những bệnh truyền nhiễm này.
Trước đó, hầu hết các địa phương trên cả nước đã nhiều tháng thiếu vắc xin 5 trong 1 khiến nhiều trẻ không thể tiêm đúng lịch, theo lịch của tiêm chủng mở rộng. Một trong những nguyên nhân gây tình trạng này là do khó khăn trong việc xây dựng giá để Bộ Y tế triển khai mua sắm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Phó giáo sư - tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng các vắc xin hiện có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, giữ gìn sổ tiêm chủng của trẻ, tải ứng dụng sổ tiêm chủng điện tử để theo dõi, tra cứu lịch tiêm chủng của con mình.
"Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, phụ huynh cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ khi cán bộ y tế khám sàng lọc cho trẻ trước tiêm chủng. Theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm chủng và trong vòng 1 ngày tại nhà, kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường hoặc khi bà mẹ cảm thấy lo lắng", Phó giáo sư Hồng chia sẻ.